BỆNH SƯNG RỄ BẮP CẢI (Plasmodiophora brassicae)

 

P_ClubRoot

* Tác nhân gây bệnh:

Bệnh sưng rễ là một căn bệnh nghiêm trọng của bắp cải và các cây thuộc họ thập tự .

Nấm Plasmodiophora brassicae là tác nhân gây bệnh sưng rễ cho cải bắp, căn bệnh này lần đầu tiê được báo cáo tại Hoa kỳ năm 1852. Lịch sử ghi chép bệnh sưng rễ đã xảy ra tại Châu Âu vào thế kỷ thứ III. Vào cuối thế kỷ XIX một đại dịch bệnh sưng rễ nghiêm trọng đã xảy ra tại St Petersburg, trong một nỗ lực để có thêm nhiều thông tin về căn bệnh này, hội làm vườn Nga đã treo giải thưởng cho những ai xác định được nguyên nhân gây bệnh sưng rễ và đề xuất biện pháp kiểm soát bệnh.Woronin, một nhà khoa học Nga xác định thành công nguyên nhân gây bệnh sưng rễc như một “sinh vật plasmodiophorous” vào năm 1875, và đặt cho nó cái tên Plasmodiophora brassicae. Nấm gây bệnh Plasmodiophora brassicare Woronin là loại nấm đất ký sinh chuyên tính. nấm có khả năng tồn tại trong đất rất lâu 6-8 năm ngay cả trong trường hợp không có cây ký chủ nhờ hình thành nên Bào tử tĩnh (resting spores),trong môi trường thuận lợi hoặc gặp dịch tiết của rễ cây họ thhập tự, bào tử tĩnh sản xuất ra bào tử động (zoospores) xâm nhiễm vào rễ qua lông hút, đầu chóp rễ hoặc các vết thương cơ giới trêncây ký chủ, sau khi xâm nhiễm chúng tồn tại như 1 Amip đơn bào, sau đó chúng có thể nhân lên hay kết hợp với nhau tạo thành các hợp bào (Plasmodium) trong quá trình phát triển các hợp bào giải phóng 1 chất tăng trưởng thực vật(IAA) làm cho tế bào rễ của cây ký chủ phồng to lên gấp 20 lần so với kích thước bình thường của nó. làm quá trình vận chuyển nước và muối khoáng bị cản trở gây nên hiện tượng ngủ ngày , ngày héo đêm phục hồi, trong giai đoạn cuối các Hợp bào giảm phân tạo thành các bào tử tĩnh phát tán trong đất, bào tử tĩnh có vỏ rất dày nên có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao, môi trường khô khan. các phần phình to của rễ chứa vô số các bào tử tĩnh.

*Triệu chứng bệnh:

Bệnh xảy ra ở mọi giai  đoạn sinh trưởng của cây, nhưng thời kỳ cây non là giai đoạn nấm dễ xâm nhiễm và phá hoại mạnh nhất. triệu chứng nổi bật nhất của bệnh là bộ phận rễ phình to, gây héo rũ , lá bị vàng cây còi cọc,  tăng trưởng chậm, không tạo bắp.  Sự lây nhiễm thứ cấp có thể xảy ra do các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn gây thối nhũn có thể xuất hiện.

* Lan truyền bệnh:

Bệnh có thể lan truyền từ nơi này qua nơi khác do sử dụng nguồn nước đi qua các khu vưc nhiễm bệnh, qua đất  bám vào xe cơ giới, giày dép, nông cụ…. ),

* Yếu tố môi trường:

Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 20-250C. Bệnh thường gây hại nặng ở nơi đất trũng thấp, thoát nước kém, ẩm độ cao. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện đất chua độ pH<7. Ơ đất trung tính và kiềm (pH>7,2), ẩm độ đất thấp bào tử nấm nảy mầm kém hoặc không nảy mầm đồng thời hạn chế sự truyền nhiễm.

* Một số vấn đề liên quan khác:

Tuy nhiên, trên ruộng bị nhiễm nấm, hiếm khi tất cả các cây đều bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện cục bộ, ở mỗi nơi chỉ có một vài cây chết vì bệnh sưng rễ cải bắp. Vì vậy trên ruộng bị nhiễm vẫn có thể trồng cải bắp, vấn đề quan trọng chính là ngăn không cho nấm phát triển.

Khi nấm xâm nhập vào lông hút rễ cây bắp cải, cây sẽ phản ứng lại bằng cách tạo ra những khối u trên rễ. Điều này sẽ hạn chế việc hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng. Cây không thể phát triển bình thường được nhưng sẽ không chết ngay lập tức vì vẫn còn một số rễ phụ hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khoảng giữa ngày nắng ấm cây sẽ bị héo.

Thường các triệu chứng xuất hiện cục bộ gần điểm bị nhiễm. Nấm không di chuyển qua gân cây. Khi chỉ một phần nhỏ của bộ rễ bị nhiễm bệnh sưng rễ cải bắp, bắp vẫn có thể được hình thành. Những rễ mới mọc sẽ bù phần rễ bị mất. Đồng thời cây và bắp nhiễm bệnh có kích thước nhỏ nhưng trông vẫn tương đối khoẻ.

Khi cây bị nghi ngờ là nhiễm bệnh sưng rễ nhưng không nghiêm trọng, ta vẫn có thể để chúng ở lại ruộng cho đến khi thu hoạch. Khi thu hoạch, nên nhổ cả cây lên, nếu rễ cây bị nhiễm thì để cách ly tại một vị trí tập trung để khô sau đó đốt là biện pháp tối ưu nhất vì nếu chôn lấp, bệnh vẫn có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ<60 độC. Không để những cây bị nhiễm ở trong ruộng, cây bị nhiễm nặng thì sẽ không hình thành bắp, phải dọn chúng khỏi ruộng.

*Biện pháp quản lý và phòng trừ:

Các hoạt động phòng ngừa:

+ Chọn đất vườn ươm không nhiễm bệnh sưng rễ cải bắp và thoát nước tốt. Tốt nhất là sử dụng vườn ươm không trồng cây họ hoa thập tự trong nhiều năm. Biện pháp tích cực nhất là bón vôi thích hợp cho đất vườn ươm trước khi gieo hạt (có độ pH  7).

+ Đối với ruộng sản xuất phải đảm bảo độ pH của đất ở mức trung tính (pH 7).

+ Không trồng cây con hiện tượng bị bệnh sưng rễ hoặc những cây trông bất bình thường, chỉ nên trồng những cây con khoẻ. Nếu phát hiện có cây trồng nào có triệu chứng sưng rễ, thì nhiều cây khác chắc chắn đã bị nhiễm, mặc dù triệu chứng có thể chưa biểu hiện ra bên ngoài.

+ Cần phải làm sạch cỏ dại trên ruộng sản xuất vì có rất nhiều cỏ họ hoa thập tự có thể là ký chủ của bệnh sưng rễ cải bắp và các bệnh hại khác.

+ Cẩn thận với những ruộng của các nông dân khác bị nhiễm bệnh sưng rễ bắp cải. Sau khi thăm ruộng bị nhiễm, cần chú ý xử lý giày, dép… để không mang mầm bệnh về ruộng canh tác của mình.

+ Xử lý đất bằng Nebijin.

Khi bệnh đã xuất hiện trên ruộng:

+ Nhổ cả rễ những cây bị nhiễm và huỷ theo đúng quy trình. Không vứt cây nhiễm cạnh ruộng, từ đây các bào tử sẽ xâm nhập vào đất và lại lan truyền vào ruộng.

+ Không cho những cây bị bệnh sưng rễ đã nhổ vào hố ủ phân. Khi nhiệt độ trong hố ủ phân không đủ cao (trên 60 độC) để giết chết các bào tử.

+ Không nên dùng những cây bị nhiễm bệnh làm thức ăn chăn nuôi vì các bào tử gây bệnh sưng rễ cải bắp rất bền vững (có thể sống khi qua dạ dày và đường tiêu hoá của súc vật). Kết quả là bào tử sẽ lan truyền thông qua chất thải của vật nuôi.

+ Cần chú ý việc loại bỏ cây bị nhiễm chỉ mới làm cho bệnh không lan rộng thêm. Cần phải kiểm tra độ pH đất.

+ Dùng đất mới vỡ, chưa từng trồng bắp cải để làm vườn ươm. Nếu hạt giống được gieo ở đất bị nhiễm, chắc chắn sẽ đưa bệnh vào ruộng cùng với cây giống.

+ Khi đất bị nhiễm bệnh sưng rễ cải bắp nặng, nên thay đổi chủng loại cây trồng.

+Phun thuốc bệnh không có hiệu quả đối với loại nấm này. Vì bào tử nấm rất bền vững do có lớp vỏ dày, nấm có thể sống bên trong rễ cây hoặc ở khá sâu trong đất nên các loại thuốc không thể tiếp xúc được.

+ Sau khi đã bón đủ vôi, phải sau vài vụ canh tác độ pH mới ổn định và đủ để  tiêu diệt bệnh sưng rễ cải bắp.

Ks Đào huy Tuấn

 

Recommended For You

About the Author: dhqt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *