Bệnh thối đít trái là môt bệnh gây ra do sự rối loạn sinh lý. Đây là một trong những bệnh sinh lý gây hại rất phổ biến trên cà chua trồng trong nhà kính cũng như ngoài trời. Triệu chứng của bệnh rất dễ nhận diện vì đặc trưng của bệnh là gây tổn thương ở phần cuối đít trái (blossom end of fruit). Bệnh xảy ra trong khi trái còn xanh hoặc khi trái chín, gây hư hại trên mô quả làm co mô bào, phần hư hại bị lõm xuống có màu nâu sậm đến nâu đen, vết bệnh phát triển nhanh có đừơng kính lên đến 1cm hoặc hơn nữa, thông thường vết bệnh bị giới hạn trong khu vực bị lõm có màu tối.
Nếu cà chua được trồng trên đất có độ ẩm ở mức thấp tương đối ổn định, chúng sẽ trở nên điều chỉnh trong môi trường như vậy, mặc dù chúng sinh trưởng có mức độ nhưng thông thường không phát triển bệnh thối đít trái. Nếu cà chua trồng trên đất có độ ẩm đầy đủ để có sự tăng sinh khối nhanh, cây sung sức và thúc đẩy sự thoát hơi nước ở mức độ cao, chúng sẽ là vấn đề để gây nên bệnh.
Sự biến đổi bất thường về độ ẩm của đất thường dễ dẩn đến bệnh. Ở đất cát nhẹ có xu hướng giao động về độ ẩm rộng hơn thì dễ có khả năng dẫn đến bệnh thối đít trái. Trong một tường trình cho thấy có trường hợp ở đất có độ ẩm cao rễ tương đối phát triển nếu có gió nóng thổi đột ngột sẽ làm gia tăng thêm bệnh. Trong 1 số trường hợp khác tỉ lệ bệnh có liên quan đến mức độ tiếp xúc với gió.
Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh do sự thay đổi ẩm độ, có 1 số ý kiến cho rằng yếu tố dinh dưỡng cũng đóng vai trò trong căn bệnh này, trong điều kiện cung cấp dư thừa chất nitrogen ( N) cho cây tạo thuận lợi cho bệnh phát triển, việc cung cấp đầy đủ lân (P) giúp cho việc giảm mức độ bệnh. Sự thiếu hụt Canxi là một yếu tố góp phần quan trọng gây bệnh thối đít trái. Hiện nay hầu như cứ nói đến bệnh thối đít trái là mọi người đều nghĩ đến nguyên nhân là do thiếu Can xi tuy nhiên trong 1 số trường hợp dù đã bón đầy đủ vôi và có phun Can xi đầy đủ nhưng bệnh lý thiếu Can xi vẫn xuất hiện.
Để kiểm soát bệnh thối đít trái, đi theo những bước sau:
• Giữ độ pH của đất tại 6,0-6,5. Thực hiện một kiểm tra đất và áp dụng mức khuyến cáo của vôi, dolomit hoặc sử dụng đá vôi giàu canxi. Việc bón vôi phải được thưc hiện 1-2 tháng trước khi trồng cà chua.
• Nếu có thể cần phân tích đất để xác định yêu cầu của phân bón dựa trên kết quả kiểm tra đất cho cà chua. Áp dụng quá nhiều phân bón cùng một lúc có thể gây ra thối đít trái.
• Chế độ tưới tiêu cần đáp ứng đủ cho cây, tưới đều đặn không để đất quá khô hay quá ẩm gây nên sự biến đổi lớn về độ ẩm , Cây cà chua cần khoảng 30-50 mm nước mỗi tuần trong thời kỳ đậu quả.
• Nếu thấy bệnh phát triển cần phun chúng với một dung dịch Canxi ở mức 500gr Canxi nitrat hoặc 500 gr Canxi clorua trên 100 lít nước . Hãy cẩn thận với Canxi clorua chỉ phun khi trời mát không nên dùng quá liều dễ gây cháy lá ở nhiệt độ cao khi trời nắng nóng. Nên phun 2-3 lần mỗi tuần, bắt đầu từ khi đợt bông thứ hai nở rộ . phun Canxi không phải là giải pháp thay thế cho chế độ tưới tiêu thích hợp, một số cà chua có xu hướng nhạycảm với bệnh thối đít trái, cần theo dõi và thay thế bằng giống cà chua khác.
- Phun Cal-Force liều lượng 25ml /16 lít nước, hoặc 250 ml cho phuy 200 lít nước, đảm bảo đủ 400-800/ha.
- hoặc phun Calmax (Hi-Canxi) phun với liều 20ml / 16 lít nước, phun định kỳ 7 ngày 1 lần.
- Những quả cà chua bị bệnh cần loại bỏ khỏi đồng ruộng vì những quả cà chua hư hỏng có thể là nguồn xuất phát bệnh cho các loại vi khuẩn và nấm hoạt động.
Các loại phân bón lá nêu trên có bán tại Cửa Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tuấn Cúc (92 Quốc lộ 20, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng. liên hệ 0633.844089).
Ks Đào huy Tuấn