Tên khoa học: Collectotrichum falcatum
Bộ :Melanconiales
Lớp :Deuteromycetes
Phân bố và tác hại:
Hầu hết ở cây mía : hom giống, mầm. Các vùng trồng mía đều gặp.
Làm cho lóng gảy, năng suất giảm, lượng đường kém.
Triệu chứng:
Hại chủ yếu vào giai đoạn vươn lóng, hại trong ruột do đó khó phát hiện.
Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu hồng nhạt về sau lan dọc theo lóng tạo thành 1 mãng lớn có màu đỏ huyết => về già vết bệnh thối, lên men có mùi rượu, có vị nhạt chua, ruộng mía bị rỗng đi.
Khi bệnh nặng làm cho vỏ bớt bóng thân teo tóp lại, có những hạt nhỏ li ti màu đen -> đĩa cành của nấm.
Lá bị bệnh – lá héo vàng => toàn cây chết khô, xuất hiện đầu tiên ở lông màng, dọc theo gân chính sóng lá. Vết bệnh ban đầu là 1 đốm nhỏ màu hồng, về sau phát triển dọc theo gân lá và có hình bầu dục hoặc đôi khi là đường sọc dài 5-6 cm, có màu đỏ, làm cho lá gẫy gục.
Quy luật biến động:
Sinh sản vô tính bằng đĩa cành, trong đĩa cành có cành bào tử phân sinh.
Bào tử đơn bào ngắn hoặc hơi dài, không màu, thon. Đĩa cành có lông gai để bảo vệ.
Giai đoạn sinh sản hữu tính ít gặp, sinh sản bằng quả thể, trên đỉnh quả thể có lỗ phóng bào tử..
Nấm sinh sản, phát triển T0 = 27 – 320C, T0min = 100C, T0max = 310C, nấm ngừng sinh trưởng.
Bào tử lan truyền nhờ côn trùng, mưa gió, vết thương cơ giới. Bào tử nẫy mầm trong điều kiện có nước.
Nguồn bệnh tồn tại trên cây bệnh ở vụ trước, lá hom. Bào tử hậu ở trong đất, khả năng sống 7-8 tháng.
Mía sinh trưởng kém, sức chống chịu kém => một trong những điều kiện để nấm xâm nhiễm.
Khi trời mưa, gió, sâu đục thân phá hại ở nền đất ẩm, chua => cây sinh trưởng kém => bệnh nặng.
Giống mía vỏ xanh bệnh nặng hơn giống mía vỏ vàng.
Biện pháp phòng trị:
– Chọn giống kháng, vệ sinh đồng ruộng.
– Tăng cường chăm sóc, bón phân tương đối (K tương đối nhiều).
– Thu hoạch sớm khi có bệnh, không chất thành đống có ngập nước.
– Chọn giống hom khoẻ, không có mầm bệnh xử lý hom giống (ngâm CuSO4 1% trong 20 phút) Bordeau 1%, xử lý nước nóng 520C trong 20 phút.
– Dùng thuốc hoá học: khi sâu đục thân.