CHÁY BÌA LÁ LÚA (Rice leaf blight)

Tác nhân gây bệnh:  do vi khuẩn  Xanthomonas oryzae  gây ra

Phân bố và tác hại:
Xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Việt Nam.
Mức độ hại tuỳ thuộc vào giống. Hại từ lúc đẻ nhánh đến chín. Nặng nhất ở giai đoạn đẻ nhánh.
Hại ở trên lá đòng làm lá sớm tàn, nhanh chóng bị chết khô, ảnh hưởng quang hợp, tích luỹ chất khô dẫn đến năng suất giảm.
Triệu chứng:

Hại từ giai đoạn mạ đến chín, biểu hiện rõ nhất từ giai đoạn đẻ nhánh đến khi trổ và ngậm sữa.

chaybialalua     chaybiala
Ở trên mạ hại ở mép lá, mút lá với những vệt dài ngắn khác nhau, đầu tiên có màu xanh vàng -> nâu vàng (bạc) làm cho lá bị khô.
Ở trên lá hại từ mép lá lan dần vào trong phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính của lá. Có một số trường hợp ở ngay giữa phiến lá sau đó lan theo hình gợn sóng. Mô bệnh xanh tái, vàng lục đến màu nâu bạc, khi lá khô có màu trắng bạc nên còn gọi là bệnh bạc lá lúa..
Ranh giới giữa mô bệnh và khoẻ rất rõ có giới hạn theo hình gợn sóng; đôi khi có màu vàng hoặc đường viền màu nâu sẩm, đường viền bị đứt quảng. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, trên vết bệnh xuất hiện những giọt dịch nhờn tròn, keo đặc, có màu vàng lục ( đặc trưng bệnh vi khuẩn ), khi nó rắn cứng lại có màu nâu.

Quy luật biến động:

Vi khuẩn phát sinh phát triển mạnh trong muà mưa, phụ thuộc vào chế độ phân bón; miền Bắc phát triển trong tất cả các vụ, miền Nam phát triển trong mùa mưa.
Nhiệt độ thích hợp: 26 – 30ºC ẩm độ cao, mưa gió mạnh gây hại nặng ở giai đoạn làm đòng trở đi. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn làm đòng trở về sau,
Sự nhiễm bệnh phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, biện pháp canh tác, bón phân.Vi khuẩn lây lan chủ yếu do mưa, bão. Mưa bão còn tạo vết thương trên lá, giúp vi khuẩn dễ xâm nhiễm. Vi khuẩn cũng lây lan theo nước ruộng vì các giọt vi khuẩn ứa trên lá sẽ rơi vào nước, rồi tràn lan từ ruộng này sang ruộng khác.Vi khuẩn xâm nhiễm vào mô cây lúa qua các cửa ngỏ tự nhiên như khí khổng, thủy khổng và các vết thương cơ giới do sâu, rầy gây ra

Biện pháp phòng trị:
– Bón vôi giảm bớt nguồn bệnh trong đất.
– Sử dụng giống kháng bệnh.
– Trước khi trồng xử lý hạt bằng chất kháng sinh (Strepomycin, Falizan 0,3%).
Khi làm mạ chọn chân mạ cao, không bị ngập úng, bón phân cân đối. Điều chỉnh nước thích hợp, để nước cạn 5 – 10 cm, ngưng bón phân Đạm (N) khi bệnh mới xuất hiện.

–          Khi bệnh xuất hiện có thể sử dụng các loại thuốc sau:

  1. Avalon 75wp.
  2. Staner.
  3. Miksabe
  4. Actinovate

Các loại thuốc trên đều có bán tại cửa hàng Thuốc bảo vệ Thực vật Tuấn Cúc 92 quốc lộ 20 Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. ĐT 063.3844089

 

Recommended For You

About the Author: dhqt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *